1. Người lao động cao tuổi
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019
“Điều 148. Người lao động cao tuổi
- Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2Điều 169 của Bộ luật này.
- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Theo đó, chế độ làm việc dành cho NLĐ cao tuổi như sau:
– Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Hiện hành quy định người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Do đó, việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian hiện nay do người sử dụng lao động quyết định.
– Người lao động cao tuổi được khuyến khích làm những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và người sử dụng lao động có thể sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Ngoài ra, khi sử dụng người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi còn được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Hiện hành quy định không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
– Do người lao động cao tuổi đã đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí nên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động cao tuổi tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
– Hiện nay, Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo đó người sử dụng lao động phải đảm bảo việc khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn; Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như vậy, theo pháp luật quy định thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục làm việc với chế độ làm việc trước khi nghỉ hưu được quy định là đối với lao động nữ là 60 tuổi còn lao động nam là 62 tuổi. Người lao động cao tuổi được phép thỏa thuận về quyền lợi của mình đối với người sử dụng lao động về thời gian làm việc hàng ngày, làm những công việc không quá nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Quy định của pháp luật về người lao động cao tuổi:
Cũng theo quy định về người lao động cao tuổi thì về tuổi nghỉ hưu của người cao tuổi theo pháp luật như sau:
– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Tức là trước đó, khi người lao động tham gia lao động sẽ phải đóng các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… trong suốt khoảng thời gian làm việc theo quy định thì khi nghỉ hưu, xét đủ tiêu chí nộp bảo hiểm trước đó thì người nghỉ hưu sẽ được hưởng phần lương hưu tư nơi làm việc.
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Trước đây, bộ luật lao động ban hành quy định độ tuổi lao động đối với nam là 60 tuổi, đối với lao động nữ là 55 tuổi. Nhưng khi xét thấy việc độ tuổi nghỉ hưu là chưa hợp lệ bởi lẽ trong độ tuổi ấy thì người lao động vẫn có thể tham gia cống hiến cho nhà nước. Chính vì vậy, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định độ tuổi của lao động nam, nữ tại bộ luật này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc, người sử dụng lao động cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động sử dụng NLĐ đã nghỉ hưu làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, NLĐ cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động đã giao kết với người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
– NLĐ cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi;
– NLĐ cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
– NLĐ cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
– Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng NLĐ cao tuổi;
– Phải bố trí ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐ cao tuổi cùng làm với NLĐ cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
– Có đơn của NLĐ cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
– Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng NLĐ cao tuổi;
– Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi kể trên.
– Khi sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của NLĐ cao tuổi tại nơi làm việc.
Như vậy, tại Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định về độ tuổi nghỉ hưu và chế độ làm việc của người lao động cao tuổi. Theo đó, khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp lương hưu, người nghỉ hưu mà tiếp tục làm việc thì được gọi là người lao động cao tuổi và được hưởng các chế độ ưu tiên mà Nhà nước đưa ra.