Bà Nguyễn Thị Thập còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, sinh năm 1908 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước và đấu tranh chống cường quyền áp bức.
Từ năm 20 tuổi, bà đã giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia tổ chức Nông Hội ở Long Hưng với nhiều hoạt động được đông đảo nông dân nghèo ủng hộ. Năm 1931, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó bà lấy bí danh là Mười Thập hay Nguyễn Thị Thập, sau đó thoát ly hoạt động phong trào, xây dựng cơ sở ở Mỹ Tho, Tân An, Bến Tre, Sài Gòn…làm nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân và phụ nữ xóa bỏ những hủ tục mê tín dị đoan, những lề thói lạc hậu, chống lại chế độ “ngu dân”. Bà cùng với anh ruột là đồng chí Tám Cảnh và chồng là đồng chí Lê Văn Giác thường xuyên bí mật tập hợp thanh niên tuyên truyền lí tưởng của Đảng, giai cấp và tội ác của thực dân xâm lược cùng bọn cường hào ác bá địa phương với hàng trăm thứ sưu cao thuế nặng. Tháng 4 năm 1935 bà được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ. Tháng 5 năm 1935 bà bị Pháp bắt và kết án tù. Hết hạn tù bà về quê bí mật tham gia hoạt động cách mạng. Sau cuộc lãnh đạo nông dân biểu tình chống thuế ở xã Long Hưng, bà lại bị bắt giam nhưng đồng bào các xã Long Hưng, Long Định đã kéo tới giải thoát cho bà.
Năm 1940, bà ở trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho. Chồng bà cũng là một chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp giam ngoài Côn Đảo từ năm 1930, vừa mới về tham gia cuộc khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, chồng bà bị bắt (tháng 1/1941), sau đó bị Pháp xử tử hình. Năm 1945, bà tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho. Năm 1946, bà được bầu là Đại biểu Quốc Hội khóa I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, toàn quốc kháng chiến, Trung ương dời về chiến khu Việt Bắc. Lúc này, với cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, bà được phân công trở về miền nam với nhiệm vụ đặc biệt là xây dựng và củng cố Đảng bộ Nam bộ ngày càng vững mạnh. Năm 1947, bà được cử làm Đoàn trưởng Đoàn Phụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội pphụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội LHPN Nam bộ. Năm 1953, Trung ương điều bà ra công tác tại chiến khu Việt Bắc. Hiệp định Genève được ký kết, bà được cử vào miền nam để phổ biến việc thi hành Hiệp định đình chiến. Sau khi tập kết ra miền Bắc (1954), bà được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (1956-1974). Năm 1955, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1980). Bà còn được Đảng và Nhà nước giao nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Đảng Đoàn phụ nữ kiêm Trưởng ban phụ vận Trung ương
Năm 1940, bà ở trong Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tại Mỹ Tho. Chồng bà cũng là một chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp giam ngoài Côn Đảo từ năm 1930, vừa mới về tham gia cuộc khởi nghĩa. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, chồng bà bị bắt (tháng 1/1941), sau đó bị Pháp xử tử hình. Năm 1945, bà tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho. Năm 1946, bà được bầu là Đại biểu Quốc Hội khóa I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, toàn quốc kháng chiến, Trung ương dời về chiến khu Việt Bắc. Lúc này, với cương vị là Ủy viên Trung ương Đảng, bà được phân công trở về miền nam với nhiệm vụ đặc biệt là xây dựng và củng cố Đảng bộ Nam bộ ngày càng vững mạnh. Năm 1947, bà được cử làm Đoàn trưởng Đoàn Phụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội pphụ nữ cứu quốc Nam bộ, rồi Hội trưởng Hội LHPN Nam bộ. Năm 1953, Trung ương điều bà ra công tác tại chiến khu Việt Bắc. Hiệp định Genève được ký kết, bà được cử vào miền nam để phổ biến việc thi hành Hiệp định đình chiến. Sau khi tập kết ra miền Bắc (1954), bà được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (1956-1974). Năm 1955, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1980). Bà còn được Đảng và Nhà nước giao nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Đảng Đoàn phụ nữ kiêm Trưởng ban phụ vận Trung ương
Nguồn tin: phunubinhphuoc.org.vn