QŨY HỘI NGƯỜI CAO TUỔI Ở CƠ SỞ
Phần I: QUY ĐỊNH QŨY HỘI NCT Ở CƠ SỞ
Tại cơ sở hiện nay đang tồn tại 4 loại quỹ của người cao tuổi, ngoài Quỹ chăm sóc và phát huy NCT, còn có 3 loaị quỹ nữa là: Chân quỹ, quỹ hội phí, Quỹ phụng dưỡng ông bà cha mẹ (quỹ này do gia đình quản lý và sử dụng).
1.Qũy chăm sóc và phát huy vai trò NCT được thành lập trên cơ sở căn cứ
Điều 7 luật NCT qui định về Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về việc tổ chức hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; ngày 12/02/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Qui chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; ngày 31/12/2008, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BNV hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP. Hiện nay thực hiện theo Nghị định số 93/2019/NĐ-CP về việc tổ chức hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; ngày 25/11/2019,
Qũy chăm sóc và phát huy vai trò NCT được phân ra nhiều loại hình hoạt động. căn cứ vào cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, có 3 loại hình cơ bản sau:
Loại hình thứ nhất là quỹ được thành lập do Hội Người cao tuổi cấp xã đề nghị, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập
Đây là loại hình hội tụ đủ các qui định, Quyết định thành lập quỹ là Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Quỹ có con dấu riêng, tài khoản mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Loại hình thứ hai là Hội Người cao tuổi cấp xã đề nghị, Uỷ ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thành lập
Với loại hình này đang phổ biến ở nhiều nơi, Quỹ chăm sóc NCT đã được thành lập từ những năm trước đây theo qui định của Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999. Nghị định 148/2007/NĐ- CP thay thế Nghị định số 117/1999/NĐ-CP từ tháng 9/2007, Nghị định số 93/2019/NĐ-CP về việc tổ chức hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; ngày 25/11/2019,
Loại hình này phải điều chỉnh bổ sung trình cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập,
Loại hình thứ ba là Hội Người cao tuổi đề nghị, Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập- quản lý
Loại hình này đang tồn tại ở nhiều xã, phường, thị trấn, các xã vận động được bao nhiêu chuyển vào tài khoản của xã phường, chủ tài khoản là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, kế toán, thủ quỹ của xã kiêm kế toán thủ quỹ Quỹ, Thường trực Hội NCT đề xuất chi, Chủ tịch UBND cấp xã duyệt
2- Chân quỹ được quy định theo công văn Số: 378 /NCT Hội NCT TW ngày 02 tháng 8 năm 2013 hướng dẩn Về việc quản lý và sử dụng chân quỹ Hội người cao tuổi
Chân quỹ được thành lập ở các Chi hội Người cao tuổi, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chân quỹ được hình thành từ vốn đóng góp bằng tiền của người cao tuổi khi gia nhập Hội Người cao tuổi ở Chi hội, của tổ chức, cá nhân (có thể không là hội viên) tài trợ hoặc cho mượn không tính lãi cho hoạt động của Chi hội. Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo khi gia nhập Hội Người cao tuổi được miễn hoặc tạm hoãn chưa đóng góp (khi có điều kiện thì động viên đóng góp).
Hội viên của Chi hội chuyển sinh hoạt đến nơi khác hoặc hội viên khi qua đời được trả lại số tiền gốc đã đóng góp vào Chân quỹ.
Đối với tổ chức, cá nhân cho mượn sẽ được trả theo yêu cầu về thời gian đã thoả thuận, không tính lãi.
Chân quỹ hoạt động theo quy chế đã được Hội nghị Chi hội thông qua.
3- Hội phí hội viên Hội Người cao tuổi
– Điều lệ Hội NCT được Đại hội VI Hội NCT Việt Nam quy định: Hội viên đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội: Hội viên phải đóng đầy đủ hội phí theo quy định 2.000 đồng/tháng/hội viên. Hội viên là người già yếu, không nơi nương tựa, hoàn cảnh thực sự khó khăn có thể được miễn hoặc giảm hội phí. Việc miễn, giảm hội phí do chi hội, tổ hội quyết định và báo cáo với BCH Hội NCT cơ sở. Hội khuyến khích những người có điều kiện đóng hội phí nhiều hơn quy định. Việc thu hội phí của hội viên có thể nộp theo quý, 6 tháng hoặc cả năm, mức hội phí mỗi hội viên đóng 2.000 đồng/tháng được áp dụng chung cho các hội viên trong toàn Hội.
BCH Hội NCT cơ sở (xã, phường) quyết định tỉ lệ trích nộp hội phí thu được cho phù hợp điều kiện thực tế địa phương (để lại ít nhất 70% hội phí cho chi hội hoạt động, còn lại nộp cho Hội cơ sở). Hội phí được sử dụng vào các hoạt động của Hội: Hội họp, văn phòng phẩm, tài liệu học tập, báo chí
4- Quỹ phụng dưỡng ông bà cha mẹ: quỹ này do gia đình quản lý và sử dụng.
Phần II: SỬ DỤNG QUỸ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
Tại Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng tài chính quỹ chăm sóc người cao tuổi ban hành kèm theo Quyết định 47/2006/QĐ-BTC quy định.
Theo đó, Quỹ chăm sóc người cao tuổi được sử dụng cho các nội dung sau:
– Thăm hỏi khi người cao tuổi đau yếu;
– Phúng viếng khi người cao tuổi qua đời;
– Chi hỗ trợ hoạt động văn hoá, thể dục thể thao;
– Chi hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, mừng thọ;
– Chi hỗ trợ người cao tuổi khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh mà gia đình gặp khó khăn;
– Chi theo mục tiêu tài trợ, giúp đỡ của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
– Chi cho công tác tuyên truyền, vận động Quỹ;
– Hỗ trợ Quỹ cấp dưới (nếu có) theo mục đích tôn chỉ Quỹ;
– Chi cho hoạt động quản lý Quỹ không vượt quá 5% tổng số thu của Quỹ.
– Việc sử dụng Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định, trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng Bảo trợ Quỹ thông qua, không được sử dụng Quỹ vào các hoạt động khác không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Nguồn thu của Quỹ chăm sóc người cao tuổi
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng tài chính quỹ chăm sóc người cao tuổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 47/2006/QĐ-BTC quy định như sau:
Nguồn thu của Quỹ bao gồm:
Đóng góp tự nguyện của xã hội, trong đó có người cao tuổi.Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tiền và tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước uỷ quyền cho Quỹ tài trợ có mục đích theo địa chỉ cụ thể, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Như vậy, nguồn thu của Quỹ chăm sóc người cao tuổi lấy từ đóng góp tự nguyện của xã hội, trong đó có người cao tuổi.Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Tiền và tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước uỷ quyền cho Quỹ tài trợ có mục đích theo địa chỉ cụ thể, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
– Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
– Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Phần III:: HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHÂN QUỸ HỘI NGƯỜI CAO TUỔI
I/ NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH, QUẢN LÝ CHÂN QUỸ
1.Nguyên tắc hình thành và hoạt động của Chân quỹ
a) Chân quỹ được thành lập ở các Chi hội Người cao tuổi (sau đây gọi tắt là Chi hội) hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Chân quỹ được hình thành từ vốn đóng góp bằng tiền của người cao tuổi khi gia nhập Hội Người cao tuổi ở Chi hội; của tổ chức, cá nhân(có thể không là hội viên) tài trợ hoặc cho mượn không tính lãi cho hoạt động của Chi hội. Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo khi gia nhập Hội Người cao tuổi được miễn hoặc tạm hoãn chưa đóng góp (khi có điều kiện thì động viên đóng góp).
c) Hội viên của Chi hội (sau đây gọi tắt là hội viên) chuyển sinh hoạt đến nơi khác hoặc hội viên khi qua đời được trả lại số tiền gốc đã đóng góp vào Chân quỹ.
d) Đối với tổ chức, cá nhân cho mượn sẽ được trả theo yêu cầu về thời gian đã thoả thuận, không tính lãi.
e) Chân quỹ hoạt động theo quy chế đã được Hội nghị Chi hội thông qua
2.Nguyên tắc quản lý Chân quỹ
a) Thực hiện thu, chi, quyết toán theo qui định của quy chế về hoạt động Chân quỹ. Năm tài chính của Chân quỹ được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.
b) Công khai tình hình đóng góp, huy động, quản lý, sử dụng và báo cáo thực hiện công khai tài chính 6 tháng, năm tại Chi hội.
c) Không lợi dụng hoạt động của Chân quỹ để thu lợi cho cá nhân và hoạt động trái các qui định của quy chế và pháp luật.
d) Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cấp xã chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra: đóng góp, quản lý, sử dụng Chân quỹ hàng năm ở các Chi hội.
II/ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHÂN QUỸ
1.Nguồn vốn của Chân quỹ
a) Nguồn vốn của Chân quỹ gồm
– Vốn đóng góp bằng tiền của người cao tuổi khi gia nhập Hội Người cao tuổi;
– Nguồn của các tổ chức, cá nhân (có thể không là hội viên) cho Chi hội mượn không tính lãi hoặc tài trợ cho hoạt động của Chi hội;
– Các khoản sinh lời từ sử dụng nguồn vốn của Chân quỹ;
– Nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Sử dụng nguồn vốn của Chân quỹ
Nguồn vốn của Chân quỹ được sử dụng để:
– Làm quỹ tín dụng quay vòng cho hội viên, con cháu hội viên vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
– Đầu tư làm dịch vụ văn hoá, xã hội v.v…tăng nguồn thu cho Chân quỹ;
– Gửi tiết kiệm lấy lãi.
Danh mục và mức đầu tư, làm dịch vụ; đối tượng cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay đến hộ; số tiền gửi tiết kiệm lấy lãi do Nghị quyết hội nghị Chi hội quy định.
2.Nguồn thu của Chân quỹ
a) Thu từ lãi suất cho vay;
b) Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo Nghị quyết của Chi hội không trái với qui định của pháp luật;
c) Thu từ lãi suất tiền gửi tiết kiệm;
d) Các khoản thu hợp pháp khác
3.Sử dụng nguồn thu của Chân quỹ
Nguồn thu của Chân quỹ được sử dụng vào các hoạt động sau:
a) Hoạt động tình nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc vật chất, tinh thần hội viên;
b) Hoạt động văn hoá- thể dục, thể thao, tham quan, du lịch.v.v…;
c) Hoạt động quản lý Chân quỹ.
Mức chi cho từng hoạt động do Nghị quyết hội nghị Chi hội quyết định.
4.Chi phí quản lý Chân quỹ
a) Nội dung chi
– Thù lao cho người trực tiếp làm công tác quản lý Chân quỹ;
– Mua văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ các hoạt động quản lý Chân quỹ;
– Hội nghị, các cuộc họp của Chi hội bàn về Chân quỹ;
– Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Chân quỹ.
b) Định mức chi
Hội nghị Chi hội(số hội viên dự hội nghị không dưới 70% tổng số hội viên Chi hội) ban hành nghị quyết quy định tỷ lệ phần trăm (%) từ sinh lời của các hoạt động nêu tại mục 2 phần II nêu trên chi cho công tác quản lý Chân quỹ.
5.Quản lý tài chính Chân quỹ:
a) Công tác kế toán, thống kê theo đúng qui định của quy chế về hoạt động của Chân quỹ
.b) Mở sổ kế toán ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ tài chính đã phát sinh liên quan đến Chân quỹ (theo dõi chi tiết sổ thu, chi tiền) do hội viên đóng góp; tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc cho mượn không lãi suất.
c) Chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thu, chi, quản lý, sử dụng Chân quỹ của Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cấp xã và sự giám sát của hội viên.
d) Ban Điều hành Chân quỹ gồm Trưởng ban, kế toán, thủ quỹ do Chi hội quyết định và được sự phê chuẩn của Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi cấp xã. Ban Điều hành phải chấp hành các quy định về quản lý nguồn vốn, quản lý và sử dụng nguồn thu, các định mức chi tiêu của Chân quỹ theo đúng quy định của Nghị quyết hội nghị Chi hội. Công khai tình hình tài chính Chân quỹ hàng quý, năm về:
– Danh sách, số tiền đóng góp của hội viên;
– Danh sách số tiền cho vay, số tiền gửi tiết kiệm, số tiền đầu tư, số tiền làm dịch vụ…; số tiền đã chi thăm hỏi ốm đau, bệnh tật, phúng viếng, hoạt động chăm sóc sức khoẻ, thể thao, tham quan, du lịch..…
– Danh sách, số tiền sinh lời từ cho vay, gửi tiết kiệm, làm dịch vụ…;
– Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm theo nội dung thu, chi
6.Kế toán, thủ quỹ của Chân quỹ
a) Kế toán Chân quỹ là hội viên của Chi hội, không có tiền án, tiền sự; không bị kỷ luật vì tham ô. Phân công, thay đổi người làm kế toán do Chi hội quyết định và được sự phê chuẩn của Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi cấp xã.
b) Thủ quỹ Chân quỹ là hội viên của Chi hội, không có tiền án, tiền sự; không bị kỷ luật vì tham ô. Phân công, thay đổi người làm thủ quỹ do Chi hội quyết định và được sự phê chuẩn của Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi cấp xã.
c) Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Chân quỹ hoặc kế toán, thủ quỹ thôi việc:
– Kế toán phải hoàn thành quyết toán và vẫn phải chịu trách nhiệm về các số liệu, báo cáo kế toán trong giai đoạn mình phụ trách đến khi bàn giao xong công việc cho người khác.
– Thủ quỹ phải hoàn thành việc kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, tiền cho vay, giấy tờ có liên quan cho người kế nhiệm.
III/ XỬ LÝ TIỀN, TÀI SẢN KHI SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ CHÂN QUỸ
1.Trường hợp Chân quỹ được Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cấp xã cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của Chân quỹ phải được tiến hành kiểm kê kịp thời, chính xác; tuyệt đối không phân chia tiền, tài sản trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
a) Tiền và tài sản của Chân quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất phải bằng tổng số tiền và tài sản trước khi sáp nhập, hợp nhất của các Chân quỹ cũ.
b) Tổng số tiền và tài sản của các Chân quỹ mới được chia, tách phải bằng toàn bộ số tiền và tài sản của Chân quỹ cũ trước khi chia, tách.
2.Trường hợp Chân quỹ bị giải thể
a) Khi Chân quỹ bị giải thể, toàn bộ số tiền hiện có của nguồn vốn và nguồn thu được sử dụng vào việc hoàn trả tiền gốc cho hội viên. Thanh toán các khoản nợ.
b) Sau khi hoàn trả tiền gốc cho hội viên và thanh toán các khoản nợ, số tiền và tài sản còn lại chia đều cho các hội viên đang sinh hoạt trong Chi hội.