Chuyên đề 11 : CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ VI (2021 – 2026) HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

                   PHẦN I: CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ VI (2021 – 2026) HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM

Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam  ( 2021 – 2026 ) đề ra các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu như sau: Các cấp Hội tập trung tổ chức thực hiện để đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu sau đây

  1. Có 6 chỉ tiêu cơ bản:

– Tập hợp trên 90% Người cao tuổi vào tổ chức

– 100% cán bộ Hội cấp tỉnh, cấp huyện, trên 90% cán bộ Hội Người cao tuổi cấp cơ sở được tạp huấn, bồi dưỡng về kỹ năng công tác Hội

– Tham mưu, đề xuất đảm bảo 100% Người cao tuổi trong độ tuổi theo quy định của pháp luật được tổ chức chúc thọ, mùng thọ; được hưỡng trợ cấp xã hội, có bảo hiểm y tế

– Phấn đấu 95% trở lên số xã, phường, thị trấn thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên Qũy chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi

– 90% trở lên Hội Người cao tuổi cơ sở có các loại hình Câu lạc bộ của Người cao tuổi

– 100% các tỉnh, thành phố có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, phấn đấu trong nhiệm kỳ tăng thểm 3.500 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

  1. Nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 – 2026 Hội Người cao tuổi Việt Nam

2.1 Ba nhiệm vụ trọng tâm của Hội:

– Xây dựng tổ chức Hội Vững mạnh

– Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc Người cao tuổi

– Phát huy mạnh mẽ vai trò Người cao tuổi tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2.2 Ba chương trình công tác của Hội

– Chung tay chăm sóc NCT có hoàn cảnh khó khăn, cô đơn, không nơi nương tựa

– Tham gia bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm, phòng chống TNXH

– NCT xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu

2.3 Thực hiện nhiệm vụ chính phủ giao:

– Nâng cao hiệu quả “ Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam “

– Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thề hệ tự giúp nhau

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được chính phủ giao

                          Phần II: CHUẨN HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2022-2025

Ngày 27/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Đây là nội dung tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực từ ngày 15/3/2021

Nghị định này quy định về các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được phân chia cụ thể riêng cho khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cụ thể như sau:

– Chuẩn hộ nghèo:

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt tử 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,000,000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Chuẩn hộ cận nghèo:

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Chuẩn hộ có mức sống trung bình

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

– Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình nêu trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.

Liên quan đến các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025:

(1) Tiêu chí thu nhập

– Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

– Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

(2) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

– Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: việc làm; y tế, giáo dục; nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm:

Việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng, bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

(3) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt theo quy định.

Căn cứ vào các tiêu chí trên Hội Người các cấp trong tỉnh Tây Ninh xác định hộ Người cao tuổi và Người cao tuổi nghèo có hoàn cảnh khó khăn, rà soát nắm chắc tham mưu, phối hợp các ngành, các cấp có giải pháp cụ thể hỗ trợ, giúp đở thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống.

                           Phần III: TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN NGƯỜI CAO TUỔI LÀM KINH TẾ GIỎI

Căn cứ vào kế hoạch số 574/KH-HNCT ngày 28/12/2022 của Ban thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, hướng dẫn tiêu chí công nhận Người cao tuổi làm kinh tế giỏi các cấp như sau:

  1. Đối tượng: Tất cả người cao tuổi trực tiếp làm kinh tế hoặc tham gia xây dựng kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể, chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, không vi phạm pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện, được các cấp Hội xem xét, suy tôn
  2. Tiêu chuẩn:

2.1Tiêu chuẩn chung:

Làm kinh tế có doanh thu và lợi nhuận cao góp phần giải quyết nhiều việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động, làm giàu chính đáng.

Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tạo điều kiện cho người lao động và các gia đình trong khu dân cư cùng phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo

Gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và địa phương, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh

Không vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cảnh quan, vệ sinh an toàn thực phẩm

Tích cực tham gia các hoạt động của Hội và các đoàn thể, nêu gương sáng trong các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người cao tuổi khó khăn, không nơi nương tựa, nhiệt tình truyền thụ kiế thức, kinh nghiệm cho mọi người phát triển kinh tế gia đình

2.2 Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Cấp Trung ương: Thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn nói trên, hàng năm doanh thu từ 10 tỷ trở lên, không nợ thuế, Không nợ BHXH của người lao động, không có tai nạn lao động chết người. Có đóng góp vào các hoạt động xã hội dưới mọi hình thức không dưới 300 triệu đồng trong 5 năm. Căn cứ tiêu chuẩn này các tỉnh/thành phố bình xét gửi trung ương ương Hội NCT thẩm tra, công nhận

+ Cấp tỉnh: Thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn nói trên, hàng năm doanh thu từ 5 tỷ trở lên, không nợ thuế, Không nợ BHXH của người lao động, không có tai nạn lao động chết người. Có đóng góp vào các hoạt động xã hội dưới mọi hình thức không dưới 100 triệu đồng trong 5 năm. Cấp huyện lựa chọn, đề nghị cấp tỉnh công nhận

+ Cấp huyện:  Thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn nói trên, hàng năm doanh thu từ 1 tỷ trở lên, không nợ thuế, Không nợ BHXH của người lao động, không có tai nạn lao động chết người. Có đóng góp vào các hoạt động xã hội dưới mọi hình thức không dưới 50 triệu đồng trong 5 năm. Cấp cơ sở lựa chọn, đề nghị cấp huyện công nhận

+ Cấp xã:  Hàng năm doanh thu từ 200 triệu trở lên, không nợ thuế, Không nợ BHXH của người lao động, không có tai nạn lao động chết người. Có đóng góp vào các hoạt động xã hội. Do Ban chấp hành Hội  cơ sở xem xét công nhận.