1.Chính sách pháp luật Bảo vệ Người cao tuổi
Luật Người cao tuổi
Điều 3.Quyền và nghĩa vụ của Người cao tuổi
1.Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a)Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, ở, mặc, đi lại, chăm sóc sức khoẻ.
b)Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn.
c)Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d)Được tạo điều kiện tham gia hoạt dộng văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ)Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò NCT;
e)Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khoẻ và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h)Được tham gia Hội NCT Việt Nam theo quy định Điều lệ Hội;
i)Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Điều 9.Các hành vi bị cấm
1.Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối vơi NCT.
2.Xâm pham, cản trở NCT thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.
3.Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng NCT.
4.Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng NCT để vụ lợi
4.Ép buộc NCT lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật
6.Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với NCT
7.Trả thù, đe doạ người giúp đỡ NCT, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với NCT.
1.2Luật hình sự
Điều 185.Luật hình sự: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1.Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm than thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a)Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b)Đã bị xử phạt vi phạm hành chánh về hành vi này mà còn vi phạm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
a)Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b)Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo
1.3Luật hôn nhân và gia đình
Điều 71.Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
2.Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Điều 104.Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
2.Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng
d)Các chính sách pháp luật liên quan
Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật khám chữa bệnh, Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật việc làm; Luật bình đẵng giới…
1.4Khuyến nghị Quốc tế về bảo vệ NCT
Ngày 15/6 hàng năm là Ngày thế giới phòng chống ngược đãi NCT hay là ngày thế giới nhận thức về ngược đãi NCT, ngày này được mạng lưới Quốc tế về phòng chống ngược đãi NCT và tổ chức Y tế thế giưới thuộc Liên hiệp quốc khởi xướng vào năm 2006. Từ đó hang năm, các quốc gia thành viên của các tổ chức về NCT đều có các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng về phòng chống ngược đãi NCT
2.Bảo vệ NCT bằng thực hiện tốt chăm sóc NCT
3.Bảo vệ NCT thông qua phát huy vai trò NCT
-NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị
-NCT tham gia phong trào xây dựng bảo vệ an ninh tổ quốc
-NCT tham gia xây dựng dời sống văn hoá, nông thôn mới
-NCT tham gia phong trào khuyến học, khuyế tài
-NCT tham gia chống biến đổi khí hậu, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường…
4.Công tác trợ giúp pháp lý bảo vệ NCT
4.1Công tác tuyên truyền, phổ biến trợ giúp pháp lý bảo vệ NCT.
Các cơ quan thông tin đại chúng; phát sóng thông điệp về trợ giúp pháp lý, xây dựng, phát song phóng sự về công tác trợ giúp pháp lý, truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý…Cá hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý thu hút được sự quan tâm, phản hồi rất tích cực từ phía người dân và các cơ quan chức năng
4.2Hoạt động trợ giúp pháp lý bảo vệ NCT.
Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2028 liên ngành Bộ Tư Pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng:
Thông tư liên tịch số 05/2021 TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên toà trực tuyến
Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao về Người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Toà án nhân dân….Các văn bản này giúp cho các tổ chức trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, quyền và lợi ích hopwj pháp cho người được trợ giúp pháp lý kịp thời dược bảo vệ, đồng thời góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẵng trước pháp luật. Đồng thời cần phối hopwj đồng bộ với Hội NCT Việt Nam, Liên đoàn luật sư Viẹt Nam, Trung ương Hội CCB ViỆT Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam…. Để huy động tổng lực các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và NCT nói riêng
Nguồn Theo tài liệu tạp huấn cán bộ Hội năm 2024 Trung ương Hôi NCT Việt Nam