Bài 1: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội

I. Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngủ cán bộ Hội và phát triển, nâng cao chất lượng Hội Viên

1.Kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

1.1 Hoàn thiện cơ cấu và phát triển tổ chức:

a) Hội Người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện:

– Thực hiện thành lập Hội NCT cấp tỉnh, huyện đảm bảo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ

– Nghiên cứu tham mưu, đề xuất việc thành lập tổ chức Đảng của Hội ở cấp tỉnh theo quy định của Đảng đối với địa phương đủ điều kiện.

– Cụ thể hoá thực hiện các quy chế, quy định của Trung ương Hội, ban hành các quy chế, quy định của địa phương và hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệu quả

b) Cấp hội cơ sở:

Tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương kiện toàn ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh lãnh đạo Hội cấp xã, cán bộ chi, tổ hội ở ấp, khu phố

1.2 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

– Tham mưu, đề xuất, giới thiệu cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, uy tín, có sức khoẻ tham gia lãnh đạo chủ chốt của Hội ở từng cấp.

– Kiện toàn bổ sung đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách các cấp đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương

– Coi trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ chuyên trách các cấp trong độ tuổi lao động

– Tạp huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng vận động, phương pháp làm việc cho cán bộ Hội các cấp

– Tham mưu, đề xuất chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ Hội phù hợp với từng cấp Hội và điều kiện thực tiễn của địa phương đảm bảo đúng quy định pháp luật

  1. Đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường tập hợp thu hút, phát triển và quản lý hội viên

2.1 Thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

– Cán bộ Hội cần chủ động, linh hoạt trong tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền và hướng dẫn triển khai các hoạt động của Hội

– Tranh thủ khai thác nguồn lực tạo nguồn ngân sách triển khai các hoạt động của Hội

– Tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương trong tổ chức, thực hiện. Thực hiện đa dạng hoá các mô hình hoạt động của Hội, tổng kết, đánh giá các mô hình, xây dựng và phát triển các mô hình hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, người cao tuổi

– Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống thông qua phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan tuyên truyền các cấp của Hội đến hội viên và cộng đồng xã hội nhân sự kiện chính trị của đất nước, kỷ niệm ngày thành lập Hôi NCT Việt Nam 10/5, ngày truyền thống NCT Việt Nam 6/6, tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam và ngày Quốc tế NCT 1/10 hàng năm

– Thường xuyên quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Hội viên, kịp thời đề xuất, kiến nghị những chính sách, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Hội viên, người cao tuổi tại địa phương

2.2 Coi trọng việc phát triển và quản lý hội viên:

– Hàng năm có kế hoạch phát triển hội viên, phấn đấu kết nạp ít nhất tăng từ 1-2% trở lên/năm.Thực hiện lập sổ theo dõi danh sách hội viên, người cao tuổi

– Chủ động rà soát, nắm bắt nhu cầu làm thẻ hội viên của các cấp hội cơ sở. Hội NCT Tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu của các địa phương đăng ký mua phôi thẻ bằng văn bản gởi Trung ương Hội ( qua Ban Tổ chức – Kiểm tra );  thực hiện việc cấp đổi thẻ và quản lý việc sử dụng, cấp thẻ hội viên đảm bảo đúng quy định

II. Công tác Kiểm tra – Giám sát

Thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và Uỷ ban MTTQ Việt Nam về công tác Kiểm tra, giám sát:

Căn cứ chương V điều lệ Hội NCT Việt Nam do đại hội VI thông qua và các quy chế, quy định của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội; quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm tra Trung ương Hội NCT Việt Nam khoá VI đã ban hành;

Căn cứ thực tiển hoạt động của Hội Người cao tuổi các cấp

Công tác Kiểm tra, Giám sát trong hệ thống tổ chức Hội NCT tập trung thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

  1. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Kiểm tra, giám sát

– Cấp tỉnh, huyện:

+ Đối với Hội NCT: Đại hội Hội NCT cấp tỉnh, huyện bầu Ban Kiểm tra của cấp mình, gồm 3-5 uỷ viên. Trưởng ban Kiểm tra là uỷ viên Ban Thường vụ do Ban chấp hành bầu trong số uỷ viên Ban Kiểm tra. Phó ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số uỷ viên Ban Kiểm tra.

– Cấp cơ sở: Đại hội Hội NCT xã, phường, thị trấn ( gọi chung là hội cơ sở ) bầu Ban Kiểm tra của cấp mình, gồm 3-5 uỷ viên. Trưởng ban Kiểm tra là uỷ viên Ban Thường vụ hoặc phó chủ tịch hội do Ban chấp hành bầu trong số uỷ viên Ban Kiểm tra. Phó trưởng ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số uỷ viên Ban Kiểm tra.

  1. Nguyên tắc Kiểm tra, giám sát

– Công tác Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của tổ chức, cán bộ, hội viên NCT nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nghị quyết, quyết định và chương trình công tác của các cấp hội

– Cơ quan kiểm tra chuyên trách, cán bộ thường trực làm công tác kiểm tra có nhiệm vụ làm tham mưu, thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo quyết định của Ban chấp hành Hội

– Ban Kiểm tra các cấp chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành cùng cấp trực tiếp, thường xuyên là do ban thường vụ và hướng dẫn của Ban Kiểm tra Trung ương Hội, Ban Kiểm tra hoạt động theo pháp luật Nhà nước và điều lệ Hội

– Đối tượng kiểm tra là tổ chức hội, uỷ viên ban chấp hành Hội cùng cấp, cán bộ, hội viên. Phương châm hoạt động Kiểm tra lấy phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm là chính; kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm túc khi có dấu hiệu vi phạm

  1. Mục đích kiểm tra, giám sát

– Xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước

– Kịp thời phát hiện sai sót, khuyết điểm, yếu kém, các nhân tố mới, các mặt tích cực để tiếp tục chỉ đạo hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ của Hội, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho phù hợp

– Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, hội viên NCT, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh và tạo sự đồng thuận xã hội

4.Nội dung kiểm tra, giám sát

a) Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội VI Hội NCT Việt Nam, thi hành điều lệ Hội NCT Việt Nam, chương trình công tác nhiệm kỳ, hàng năm:

– Kết quả thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, 3 chương trình công tác lớn của Hội đề ra trong nhiệm kỳ

– Nhiệm vụ chính phủ giao: Triển khai thực hiện “ Tháng hành động vì NCT Việt Nam “; triển khai đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau

– Đánh giá thực hiện các chỉ tiêu Đại hội VI Hội NCT Việt Nam

b) Đánh giá việc thực hiện luật NCT, việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước đối với NCT tại địa phương, những kiến nghị.

c) Thông qua Kiểm tra, giám sát nêu những khó khăn, hạn chế của Hội NCT địa phương trong nhiệm kỳ qua, đề xuất những kiến nghị cho nhiệm kỳ tới

5.Phương pháp Kiểm tra, giám sát

– Hàng năm tuỳ theo tình hình hoạt động của hội cấp tỉnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; thành lập đoàn hoặc phân công cán bộ trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền. Hướng dẫn Hội cấp huyện thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo tình hình thực tiễn của địa phương.

– Hội NCT cấp tỉnh chủ động tiến hành kiểm tra, giám sát ( 1-2 đơn vị cấp huyện, trong đó có 2-3 cơ sở xã, phường, thị trấn ); báo cáo Ban công tác NCT Tỉnh nội dung kiểm tra, giám sát xin ý kiến chỉ đạo, đề nghị hỗ trợ điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát

– Đối với các địa phương có Ban chấp hành Hội NCT, sau kiểm tra, giám sát xây dựng báo cáo công tác kiểm tra, giám sát hàng năm, cả nhiệm kỳ của Ban kiểm tra trình hội nghị BCH thường kỳ và báo cáo tổng kết vào dịp đại hội và chủ động chuẩn bị nhân sự Ban Kiểm tra khoá mới báo cáo BCH khoá đương nhiệm trình đại hội

– Sau mỗi đợt kiểm tra, giám sát, ban kiểm tra, hoặc đoàn kiểm tra, giám sát báo cáo bằng văn bản, tổng hợp ý kiến kết luận của trưởng đoàn, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm và giải pháp khắc phục, gửi cấp có thẩm quyền và đơn vị là đối tượng kiểm tra biết để khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đạt được vào những năm tiếp theo

  1. Quyền và trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, giám sát

– Xây dựng kế hoạch: yêu cầu cơ quan, tổ chức được kiểm tra, giám sát cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, báo cáo bằng văn bản

– Xem xét khách quan những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát. Tổ chức đối thoại với đối tượng kiểm tra, giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị

– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức Hội, cán, hội viên NCT; xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật

– Gửi báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát bằng văn bản đến các cơ quan theo quy định; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau kiểm tra, giám sát

– Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau kiểm tra, giám sát

– Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát 6 tháng/ năm ( gởi cấp có thẩm quyền )

  1. Quy trình Kiểm tra, giám sát

Bước 1: Chọn nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm tra, giám sát

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát

Bước 3: Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát

Bước 4: Viết báo cáo kiến nghị sau kiểm tra, giám sát

Bước 5: Theo dõi việc thực hiện kết luận hoặc kiến  nghị sau kiểm tra, giám sát

( Đối với việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân thì vận dụng thực hiện theo quy định của Đảng đối với đối tượng kiểm tra là cấp uỷ hoặc Đảng viên trong hệ thống Hội và cán bộ, hội viên, người cao tuổi là Đảng viên ) và theo điều lệ Hội; các quy chế, quy định cưa Trung ương Hội.

Theo tài liệu tạp huấn cán bộ Hội của Trung ương Hội  NCT Việt Nam năm 2024