Bài 6: Nội dung chủ yếu trong quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ

I.Giới thiệu chung

1.Tìm hiểu mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ( CLBLTHTGN )

Việt Nam chính thức vào già hoá dân số từ năm 2011 là 1 trong 10 quốc gia có tốc đọ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Việt Nam luôn xác định “ Già hoá dân số “ vừa là cơ hội vừa là thách thức đồng thời khẳng định Người cao tuổi là nguồn lực lao động giàu kinh nghiệm, có uy tín và trách nhiệm. Ngày 2/8/2016, Thủ tướng chính phủ đã ban hành số 1533/QĐ-TTg và ngày 31/8/2020 ban hành quyết định số 1336/QĐ-TTg  phê duyệt đề án nhân rộng mô hình CLBLTHTGN giai đoạn đến 2025. Với 8 mãng hoạt động, CLBLTHTGN là mô hình toàn diện trong chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò NCT và sự tham gia của NCT trong bối cảnh già hoá dân số hiện nay ở nước ta.

Mô hình CLBLTHTGN đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và một số tổ chức trong nước và Quốc tế giới thiệu tại các diễn đàn khu vực Asean, Châu á và Quốc tế như một sáng kiến tốt của chính phủ Việt Nam, được tổ chức Y tế Thế giới đưa vào kế hoạch hành động khu vực về già hoá  khoẻ mạnh như một điển hình tốt của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt mô hình CLBLTHTGN đã đạt giải nhất trong giải sáng kiến Vì một Châu á già hoá khoẻ mạnh lần thứ 1 vào tháng 7 năm 2020, do Viện nghiên cứu kinh tế Asean và Đông Nam á và Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản thực hiện dưới sự bảo trợ của sáng kiến sức khoẻ và Hạnh phúc Châu á của chính phủ Nhật Bản.

Định nghĩa về CLBLTHTGN là một tổ chức xã hội tự nguyện tại cộng đồng ( chỉ thành lập ở ấp, tổ dân phố, khu phố ) có khoảng 50-70 thành viên, từ nhiều lứa tuổi, hoàn cảnh trong đó phần lớn là NCT, phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn về xã hội hoặc kinh tế, hoạt động với tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống

2.CLBLTHTGN được cụ thể trong chương trình và chính sách quốc gia

-Nghị quyết số 21/NQ-TƯ ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 12 về công tác dân số trong tình hình mới

-Nghị quyết số 137/NQ-CP của chính phủ: Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 21/NQ-TƯ ngày 25/10/2017 phân công BỘ LĐTBXH chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước trong nhân rộng CLBLTHTGN.

-Quyết định số 2156/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021 – 2030 ngày 21/12/2021. Trong đó chỉ tiêu đến 2025 ít nhất 50% và đến năm 2030 ít nhất 80% xã, phường, thị trấn có mô hình CLBLTHTGN hoặc các mô hình CLB khác chăm sóc và phát huy vai trò NCT thu hút ít nhất 70% NCT trên địa bàn tham gia.-Quyết định số 1579/QGG-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình chăm sóc sức khoẻ NCT đến năm 2030.Trong đó  CLBLTHTGN được nhắc đến nhiều lần. Hướng đến mục tiêu năm 2030, 100% CLBLTHTGN trên toàn quốc có hoạt động chăm sóc sức khoẻ NCT. Cần lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khoẻ NCT thông qua CLBLTHTGN

-Nghị quyết đại hội 6 Hội NCT Việt Nam

III.Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án nhân rộng mô hình CLBLTHTGN giai đoạn đến 2025.

1.Mục tiêu đề án 1336

a)Phát huy hiệu quả của mô hình CLBLTHTGN nhằm duy trì và tiếp tục nhân rộng CLB, huy động sự tham gia của NCT, Hội NCT, các cấp, các ngành và cộng đồng để nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của NCT; chăm sóc sức khoẻ, xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ quyền lợi cho NCT.

b)Góp phần thực hiện chương trình hành động của Chính phủ theo nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25/10/2027 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá 12 về công tác dân số trong tình hình mới và chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam đến năm 2030.

2.Chỉ tiêu dề án 1336

a) Chỉ tiêu về số lượng

-Đến năm 2025 có ít nhất 95% các tỉnh, thành phố trong cả nước có CLBLTHTGN; có thêm ít nhất 3.000 CLB mới được thành lập với 150.000 thành viên, trong đó có hơn 100.000 NCT. Chú trọng việc nhân rộng CLBLTHTGN đối với các địa Bnf miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

-Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý 100% CLB đã có ở giai đoạn 2016 – 2020 và CLB mới được xây dựng

b) Chỉ tiêu về chất lượng

-Các CLBLTHTGN bảo đảm chất lượng về cơ cấu, thành phần, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn tham gia

-Có ít nhất 70% CLBLTHTGN thực hiện đủ 8 mãng hoạt động, mọi thành viên được nâng cao sức khoẻ về thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, kiến thức và bảo vệ quyền lợi

-100% CLBLTHTGN có quỹ tăng thu nhập và quỹ hoạt động do CLB tự quản lý theo quy chế do CLB ban hành

3.Phạm vi đề án 1336

a)Phạm vi: Đề án được triển khai tại tất cả các địa phương trong cả nước

b)Đối tượng được hưởng lợi: NCT, gia đình NCT, cộng đồng

4.Các hoạt động của đề án 1336

a)Lập kế hoạch, triển khai đề án

b)Tạp huấn kỹ thuật, tài liệu để nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện đề án

-Tạp huấn ban đầu cho các địa phương chưa được tạp huấn trong giai đoạn 2016 – 2020; Đối tượng tạp huấn: cán bộ Hội NCT và cán bộ liên quan, Ban chủ nhiệm CLBLTHTGN; Tạp huấn giảng viên cho các tỉnh, liên tỉnh; Xây dựng tài liệu tạp huấn

c)Xây dựng, quản lý và triển khai hoạt động CLBLTHTGN

-Xây dựng thành lập mới CLB, duy trì kiện toàn các CLB đã thành lập bảo đảm chỉ tiêu về số lượng và chất lượng

-Chú trọng quản lý, triển khai 8 hoạt động theo quy định

-Tổ chức tham quan mô hình, giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm giữa các địa phương, các CLBLTHTGN nhằm nâng cao hiệu quả đề án

-Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, hỗ trợ kỹ thuật bổ sung cho CLB, bảo đảm chất lượng hoạt động và chỉ tiêu đề án.

d)Truyền thông nâng cao nhận thức

-Tăng cường tuyên truyền đề án, hiệu quả hoạt động CLB góp phần nâng cao nhận thức các cấp chính quyền và cộng đồng về già hoá và ứng phó với già hoá dân số

-Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác động và hiệu quả của CLB

-Xây dựng tài liệu truyền thông về đề án CLBLTHTGN, hỗ trợ địa phương thực hiện đề án

e)Huy động nguồn lực từ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nhân rộng và duy trì hoạt động CLBLTHTGN

-Huy động nguồn lực từ các tổ chức chính trị, xã hội, các hội, xây dựng và hỗ trợ hoạt động của CLB

-Cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội NCT các cấp huy động nguồn lực từ các quỹ, chương trình, dự án, vận động xã hội thành lập và hỗ trợ hoạt động CLB

-Chính quyền địa phương, Hội NCT csc cấp tạo điều kiện cho CLBLTHTGN huy động nguồn lực, kinh phí cho xây dựng và hỗ trợ hoạt động CLBLTHTGN

h) Sơ kết, tổng kết, đánh giá đề án

5.Nguồn kinh phí

a)Ngân sách nhà nước

-Ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các hoạt động sau: Lập kế hoạch, hướng dẫn thực hiện đề án; tạp huấn gingr viên và tạp huấn ban đầu cho các địa phương, xây dựng tài liệ hướng dẫn; tuyên truyền, kiểm tra giám sát việc xây dựng, nhân rộng mô hình và thực hiện tổng kết đề án. Việc hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành

-Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

-Huy động đóng góp từ nguồn xã hội hoá để nhân rộng và duy trì mô hình CLBLTHTGN

-Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án, kế hoạch tại địa phương thực hiện đề án

b)Huy động đóng góp từ các nguồn quỹ tại địa phương, từ Hội NCT, cộng đồng và thành viên CLBLTHTGN

-Chính quyền các cấp chỉ đạo tạo cơ chế sử dụng nguồn lực từ nguồn quỹ an sinh xã hội, quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT, quỹ tín dụng, các nguồn quỹ khác tại địa phương để hỗ trợ quỹ ban đầu và kinh phí hoạt động cho CLBLTHTGN

-Huy động sự đóng góp của các thành viên CLBLTHTGN, Hội NCT và cộng đồng….để hỗ trợ quỹ ban đầu và kinh phí hoạt động cho CLBLTHTGN

c)Huy động nguồn lực viện trợ, tài trợ hợp pháp từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài

6.Tổ chức thực hiện

-Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, cấp huyện, cấp xã: Xây dựng đề án/ kế hoạch nhân rộng mô hình CLBLTHTGN của địa phương thực hiện các nhiệm vụ của đề án; hàng năm hỗ trợ kinh phí trong dự toán thu chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành trong khả năng cân đối của ngân sách nhà nước tại địa phương để thực hiện đề án/kế hoạch nhân rộng mô hình CLBLTHTGN; Hướng dẫn sử dụng nguồn quỹ hợp pháp như nguồn quỹ an sinh xã hội, quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT, các nguồn quỹ khác tại địa phương, huy động nguồn lực từ xã hội hoá tại địa phương để thực hiện đề án; Triển khai các hoạt động của đề án như: Xây dựng mới, duy trì và kiện toàn CLBLTHTGN đã có, tạp huấn, tài liệu, quản lý, giám sát, sơ kết, tổng kết. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá về CLBLTHTGN để tạo sức lan toả về ý nghĩa to lớn của CLBLTHTGN, góp phần làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT và công tác văn hoá, văn nghệ TDTT đối với NCT

7.Phương hướng, giải pháp nhân rộng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động CLBLTHTGN đối với các địa phương

a)Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan: Đề nghị các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hàng năm lập kế hoach, giám sát, lồng ghép và các chương trình cụ thể thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao tại đề án triển khai tại địa phương

b) Hội NCT các tỉnh, thành phố và cấp huyện, xã

-Hội NCT Tỉnh, huyện, xã bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch đã được UBND phê duyệt, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện

-Thường trực Hội NCT Tỉnh, huyện, xã chủ động, trực tiếp làm việc với các cấp uỷ Đảng, chính quyền để tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện đối với việc triển khai thực hiện đề án trong bố trí kinh phí hàng năm để tăng cường tạp huấn chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động hỗ trợ truyền thông, chăm sóc sức khoẻ cũng như phát huy vai trò NCT tại địa phương

-Kinh phí nguồn lực cho CLBLTHTGN: Phối hợp chặc chẽ với ngành LĐTB&XH, Nội vụ và các ngành có liên quan để tạo sức mạnh tổng hợp trong chỉ đạo, vận động nguồn lực triển khai bảo đảm chất lượng hoạt động CLB

-Thành lập mới CLBLTHTGN: Không thành lập CLB dàn trãi, chọn những đơn vị có điều kiện thuận lợi, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, cán bộ Hội có năng lực; có khả năng huy động nguồn lực để thành lập CLB; nhân dân hiểu, đồng tình cao; có cơ sở vật chất tối thiểu cho CLB hoạt động hiệu quả

-Trước khi thành lập CLB, Ban chủ nhiệm phải được tạp huấn bài bản. Rà soát, kịp thời cũng cố kiện toàn ban chủ nhiệm. Lựa chọn thành viên theo đúng tiêu chí của CLB

-Hội NCT Tỉnh, huyện hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động CLB, tài chính để kịp thời chấn chỉnh hướng dẫn CLB tránh để sai sót, vi phạm

-Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, giao lưu giũa các địa phương trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động CLB

-Định kỳ 6 tháng, hàng năm các cấp hội tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án, công khai kết quả, mức đọ hoàn thành chỉ tiêu, kế hoach, biểu dương, động viên kịp thời các tập thể cá nhân làm tốt, hiệu quả

-Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện đề án: chia sẻ thông tin, thành lập nhóm zalo