Sau 70 tuổi, tôi nhận ra: Không phải tiền bạc hay con cái, đây mới là “chìa khóa hạnh phúc” của tuổi già

Bước sang tuổi xế chiều, đôi khi hạnh phúc của chúng ta chỉ là những điều hết sức đơn giản, nhẹ nhàng.

Sau tuổi 70, hơn nửa cuộc đời đã trôi qua, nhiều câu chuyện, con người trong cuộc sống của chúng ta đã đến và đi. Nhìn lại quá khứ, nhiều người già không khỏi xúc động, tiếc nuối. Khi ấy, liệu điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Đó phải tiền tài, danh vọng hay con cái?

Thái độ tốt là nền tảng của hạnh phúc

Trong cuộc sống của chúng ta, có thể nói tâm lý là điều quan trọng quyết định vận mệnh và hạnh phúc.

Trong chặng đường dài của cuộc đời, tiền bạc và sự nghiệp mặc dù cũng rất cần thiết nhưng chúng chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu về vật chất chứ không thể chữa lành cho tâm hồn.

Sau 70 tuổi, tôi nhận ra: Không phải tiền bạc hay con cái, đây mới là “chìa khóa hạnh phúc” của tuổi già- Ảnh 1.

Đối với nhiều người cao tuổi, họ đã trải qua đủ các cung bậc thăng trầm của cuộc sống. Họ nhìn thấu được những sự kết thúc, sự chia ly, hạnh phúc hay thịnh vượng. Hơn hết, họ hiểu rõ những gì mình thực sự mong muốn và theo đuổi.

Khi ấy, tiền bạc hay vật chất cũng không phải vấn đề hàng đầu, cái mà họ theo đuổi chính là sự bình yên trong tâm hồn và sự thoải mái tinh thần.

Một thái độ tích cực và lạc quan có thể giúp chúng ta đối mặt tốt hơn với những thử thách và khó khăn khác nhau trong cuộc sống.

Chấp nhận con cái bận rộn

Thêm một điều nữa để duy trì một thái độ tốt là bạn cũng nên chấp nhận việc con cái trở nên bận rộn hơn và không thể dành toàn thời gian cho mình.

Khi chúng ta già đi, con cái cũng sẽ dần trưởng thành, bắt đầu sự nghiệp và cuộc sống riêng của mình. Vì công việc và cuộc sống nên họ sẽ không thể dành toàn thời gian cho cha mẹ và gia đình. Khi ấy, các bậc phụ huynh cần thấu hiểu và chấp nhận sự bận rộn của con. Đồng thời, ta cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào họ.

Sau 70 tuổi, tôi nhận ra: Không phải tiền bạc hay con cái, đây mới là “chìa khóa hạnh phúc” của tuổi già- Ảnh 2.

Thay vào đó, chúng ta có thể liên lạc và chia sẻ cuộc sống với con qua các phương tiện mạng xã hội. Điều này không chỉ giúp nâng cao tình cảm gia đình mà còn giúp bạn thích nghi tốt hơn với cuộc sống bận rộn.

Buông bỏ hận thù, mâu thuẫn trong quá khứ

Trong cuộc đời, bạn không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ gặp những xung đột, khó chịu, ấm ức, và điều này sẽ như một một vết thương ghim hằn trong trái tim. Thế nhưng nếu chúng ta quá tập trung và quan tâm đến chúng, nó sẽ khiến ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng.

Vậy nên, học cách buông bỏ những mối hận thù và xung đột trong quá khứ cũng là một phần quan trọng để duy trì một thái độ, một tâm trạng tốt. Bạn có thể cố gắng nhìn chúng ở góc độ tích cực hơn, hiểu và tha thứ cho người đã làm tổn thương mình.

Điều này không chỉ đem lại sự nhẹ nhõm và bình yên trong tâm hồn mà còn giúp chúng ta đối mặt với cuộc sống một cách tích cực và lạc quan.

Một người bạn đời thực sự

Bạn đời là người đồng hành và bên cạnh chúng ta trên cả hành trình của cuộc đời. Đặc biệt khi về già, có một người thật sự thấu hiểu và yêu thương bên cạnh là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Khi còn trẻ, nhiều người luôn bận rộn với sự nghiệp, con cái và hiếm khi có thời gian dành cho bạn đời. Thế nhưng, họ mới chính là người san sẻ và ở bên cạnh chúng ta cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Có một người vợ, chồng tâm lý, yêu thường và chiều chuộng còn thích hơn rất nhiều tiền bạc hay vật chất.

Sau 70 tuổi, tôi nhận ra: Không phải tiền bạc hay con cái, đây mới là “chìa khóa hạnh phúc” của tuổi già- Ảnh 3.

Có một người như vậy, những năm tháng về già bạn sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Ngoài việc giữ một tâm lý, thái độ thoải mái tích cực và quan tâm đến bạn đồng hành, người cao tuổi cũng nên quan tâm đến sức khỏe thể chất của bản thân. Bởi chỉ khi khỏe mạnh, bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất.

TÙNG CHI