Theo điều 23 điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam:
– Chi hội được tổ chức theo ấp, khu phố, khu dân cư, tổ dân phố. Những chi Hội có đông hội viên có thể tổ chức các tổ Hội trực thuộc. Chi hội có chi hội trưởng, chi hội phó do hội viên bầu ra; tổ hội có tổ hội trưởng, tổ hội phó do hội viên bầu ra. Chi hội , tổ hội họp ít nhất 6 tháng 1 lần. Chi hôi trưởng, chi hội phó; tổ hội trưởng, tổ hội phó được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm của Hội Người cao tuổi cơ sở. Chi hội có chi hội trưởng và một số chi hội phó, do Ban chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở giới thiệu hoặc do chi hội bầu. Khi thay đổi chi hội trưởng, chi hội phó, chi hội báo cáo Ban thường vụ Hội Người cao tuổi cơ sở để bổ sung hoặc thay thế. Khi cần thiết, Ban chấp hành hội Người cao tuổi cơ sở chỉ định chi hội trưởng, chi hội phó. Chi hội chịu sự lãnh đạo của chi ủy và Ban chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở. Tổ trưởng, tổ phó hội do hội viên bầu hoặc chi hội chỉ định
– Nhiệm vụ của chi hội, tổ hội:
- a) Tuyên truyền, phát triển Hội viên, phổ biến, tổ chức thực hiện điều lệ hội, nghị quyết, quyết định của Hội; quản lý Hội viên, thu và quản lý sử dụng hội phí, quỹ Hội
- b) Tổ chức thực hiện chăm sóc và phát huy vai trò Người cao tuổi theo các nghị quyết, chương trình hành động của Ban chấp hành hội cơ sở, theo luật Người cao tuổi
- c) Tham gia xây dựng hệ thống cơ sở Hội Vững mạnh
- d) Báo cáo hội cơ sở về tổ chức và hoạt động của chi hội, tổ hội