Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam 10/5/1995

Đề cương tuyên truyền “Hội người cao tuổi Việt Nam 28 năm xây dựng và phát triển (10/5/1995 – 10/5/2023)”

Kế thừa Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Bảo thọ, Hội Vui tuổi già, Quĩ Thọ… đã hình thành và phát triển ở cơ sở trong cả nước, ngày 10 tháng 5 năm 1995, Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam được thành lập, đã trở thành mốc son lịch sử trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức Hội.
Trải qua 28 năm, với 6 nhiệm kì Đại hội, Hội NCT Việt Nam được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp, tổ chức Hội NCT các cấp từng bước phát triển, luôn làm nòng cốt trong chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi cùng cả nước đi lên trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có tổ chức Hội như hiện nay, các thế hệ NCT Việt Nam đã trải qua các thời kỳ: Thời kỳ vận động thành lập hội; hoạt động của Hội qua các nhiệm kỳ, đã khẳng định vai trò của tổ chức Hội, cống hiến của đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong 28 năm qua với công tác NCT.

  1. Thời kỳ vận động thành lập Hội NCT Việt Nam  Hội Phụ lão cứu quốc, tổ chức tiền thân của Hội Người cao tuổi Việt Nam:

“Trọng lão” là truyền thống của dân tộc Việt Nam, ghi nhận công lao đóng góp của lớp người cao tuổi với gia đình và xã hội; thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trọng nhân nghĩa của nhân dân ta.
Điển hình của truyền thống “Trọng lão” trong lịch sử dân tộc là cuộc tập hợp các cụ phụ lão tại Điện Diên Hồng, Nhà Trần tổ chức năm 1284 để hỏi ý kiến các cụ nên “đánh” hay “hoà” khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ 2; tầng lớp phụ lão trong cả nước, tiêu biểu cho ý chí của nhân dân đã khẳng định quyết tâm chiến đấu, giúp Triều đình Nhà Trần vững vàng lãnh đạo, tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược, giành thắng lợi.

Sự kiện lịch sử “Hội nghị Diên Hồng” được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trân trọng, chỉ rõ vị trí, vai trò to lớn của lớp NCT đối với nhiệm vụ cách mạng, ngay từ những ngày đầu về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 6 năm 1941, Người viết thư gửi các cụ phụ lão trong cả nước, khẳng định:“Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức.Nước bị mất, phụ lão cứu.Nước suy sụp phụ lão phù trì.Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề…Nước nhà lo,các cụ cùng phải lo.Nước nhà vui,các cụ đều cùng được vui”. Người cho rằng, đoàn kết NCT trong một tổ chức là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, ngày 21/9/1945, trong bộn bề công việc của những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng, với cương vị là Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người gửi thư tới các cụ phụ lão kêu gọi:“Chúng ta là bậc phụ lão,cần phải tinh thần đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà Thành ra xung phong tổ chức“Phụ lão cứu quốc Hội”để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn sức giữ  gìn nền độc lập của nước nhà”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Phụ lão cứu quốc đã được tổ chức ở các địa phương trong cả nước để góp phần tích cực toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành kháng chiến chống thực dân xâm lược thắng lợi và thực hiện nhiệm vụ kiến quốc.

Sau ngày 30/4/1975, đất nước đã hoàn toàn thống nhất; NCT cả nước hăng hái tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hội Phụ lão cứu quốc ở các địa phương đã chuyển sang những hình thức mới, như: “Hội thọ”,“Quỹ thọ”… để có điều kiện thực hiện các hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò NCT, hoạt động tình nghĩa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau lúc ốm đau, hoạn nạn; tổ chức chúc, mừng thọ, lo toan lễ tang chu đáo cho NCT khi qua đời; đem lại hiệu quả thiết thực, đoàn kết gắn bó tầng lớp NCT trong từng địa phương, cơ sở; góp phần tạo nên cuộc sống ấm áp trong tình làng nghĩa xóm, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.

Sang thời kỳ đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước, với mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, NCT cả nước có nhu cầu tập hợp, đoàn kết NCT trong một tổ chức để được đóng góp tài lực, kinh nghiệm vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo nên tính cấp thiết tiến tới thành lập Hội.

2. Quá trình vận động thành lập, Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam:

Đáp ứng nguyện vọng của NCT trong cả nước, theo sáng kiến của một số vị lão thành cách mạng, Viện Lão khoa Việt Nam, sự chỉ đạo của đồng chí Vũ Oanh – Uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Dân vận, Ban Dân vận TW, đầu năm 1993, cuộc Hội thảo về xây dựng hệ thống tổ chức của NCT trong cả nước được tổ chức tại Hà Nội. Nhiều ý kiến khẳng định: Cần sớm ra đời Hội NCT Việt Nam, xây dựng thành một hệ thống thống nhất trong cả nước để đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các thế hệ có nhiều cống hiến cho đất nước, tiếp tục đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, là việc có lợi cho đất nước, đã đến lúc chín muồi.

Để thực hiện nguyện vọng trên, Ban Vận động thành lập Hội NCT Việt Nam được hình thành gồm 15 vị: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch danh dự Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam làm Trưởng ban; Giáo sư, bác sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Khuê, Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam làm Phó Trưởng ban và 13 Uỷ viên. Thay mặt Ban Vận động, Giáo sư Phạm Khuê đã kí Tờ trình đề nghị Đảng đoàn UBTW MTTQ Việt Nam xem xét, công nhận Ban Vận động thành lập Hội NCT Việt Nam.

Được UBTW MTTQ Việt Nam đồng ý, ngày 27/9/1993, Ban Vận động đã họp phiên thứ nhất để bàn về nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, các mối quan hệ công tác của Ban Vận động.

Ngày 26/02/1994, Giáo sư Phạm Khuê, thay mặt Ban Vận động báo cáo với lãnh đạo các cơ quan bảo trợ (Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, UBTW MTTQ Việt Nam), đại diện các cơ quan liên quan (Vụ Đoàn thể Nhân dân, Ban Dân vận TW; Vụ Văn xã, Ban Tổ chức TW Đảng; Vụ Tổ chức, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ), các chuyên viên cao cấp (Văn Phòng TW Đảng, Văn phòng Chính phủ) tham dự Hội nghị về việc chuẩn bị Dự thảo “Điều lệ Hội” và “Chương trình hành động của Hội”. Đầu tháng 3/1994, Ban Vận động trình Chính phủ Hồ sơ xin thành lập Hội NCT Việt Nam.

Ngày 24/9/1994, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh kí Quyết định số 523/TTg, về việc quyết định cho phép thành lập Hội NCT Việt Nam.

Sau khi các công việc chuẩn bị đã hoàn tất, Ban Vận động quyết định triệu tập Đại hội thành lập Hội NCT Việt Nam vào ngày 10/5/1995            3. Các kỳ đại hội Hội NCT Việt Nam

3. Các kỳ đại hội Hội NCT Việt Nam

28 năm xây dựng và phát triển, Hội NCT Việt Nam trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội, cụ thể: Đại hội lần thứ I Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 9-10/5/1995;   Đại hội lần thứ II Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 10 – 12/6/2001;  Đại hội lần thứ III Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 28 – 30/12/2006;  Đại hội lần thứ IV Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 10 – 11/11/2011; Đại hội lần thứ V Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 8 – 9/11/2016;  Đại hội lần thứ VI Hội NCT Việt Nam tổ chức từ ngày 13 – 14/01/2022

  1. Định hướng tuyên truyền

– Quán triệt, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vế NCT; cổ vũ, phát huy truyền thống tốt đẹp, sức mạnh to lớn của các thế hệ NCT Việt Nam trong tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội…; tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội về vị trí, vai trò NCT, Hội NCT Việt Nam

– Tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của NCT, tổ chức các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò NCT, trong phong trào thi đua yêu nước “ Tuổi cao – Gương sáng “ Chú trọng đề cao vai trò nồng cốt của Hội NCT Việt Nam trong phong trào,” Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò NCT “; phát huy khả năng của NCT “ Tự thân vận động, tự chăm sóc, tự chịu trách nhiệm “

– Tuyên truyền công lao đóng góp của NCT đối với đất nước, nhất là trong triển khai thực hiện các cuộc vận động thiết thực, hiệu quả như: Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, NCT tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; NCT tham gia bảo vệ biên giới, biển đảo và phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội; NCT xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu… và trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

– Tuyên truyền thực hiện nghị quyết đại hội VI Hội NCT Việt Nam, kế hoạch, nhiệm vụ công tác đề ra, gắn với nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao; tiếp tục triển khai hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm, 3 chương trình công tác lớn, các nhiệm vụ chính phủ giao tới các cấp Hội, hội viên và các chương trình phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan. Huy động nguồn lực xã hội hóa tăng cường công tác bảo vệ, kính trọng, chăm sóc và phát huy vai trò của NCT; tập hợp đông đảo hơn nữa NCT tham gia Hội và các phong trào thi đua của Hội; tuyên truyền về vị trí và sự đóng góp của NCT trong bối cảnh già hóa dân số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

– Phối hợp tuyên truyền tiến tới các hoạt động, sự kiện của Ho65idie64n ra trong năn 2023, trong đó: Hội NCT các cấp tiến tới hội nghị ( hoặc chọn, cử ) biểu dương NCT tiêu biể làm kinh tế giỏi lần thứ 4 giai đoạn 2018 – 2023; liên hoan tiếng hát NCT toàn quốc năm 2023; Hội nghị về chính sách, pháp luật NCT trước xu thế già hóa dân số nhanh